Back to photostream

Quán trọ Miramar - Naguib Mahfouz (Nobel 1988)

Đến với Quán trọ của Naguib Mahfouz, chúng ta sẽ có cơ hội được chứng kiến

một câu chuyện dưới bốn góc nhìn tương phản nhau, liên quan đến bốn người

đàn ông sống trong một ngôi nhà trọ và một phụ nữ đang trốn chạy khỏi một

đám cưới bị sắp đặt trước. Tất cả họ đều có chung một cảm giác đồng cảm với

cô; và người trẻ nhất trong số họ thì luôn khao khát có được cô, y đã khuấy

lên ngọn lửa ghen tuông và cuối cùng, một cái chết đã làm dấy lên trong họ

những sự nghi ngờ.

 

Tác phẩm vận dụng thủ pháp kể chuyện đa tuyến tính với nhiều góc nhìn khác

nhau, nhưng đã không đạt được thành công vang dội như tác phẩm “Trong rừng

trúc” của Ryunosuke Akutagawa (đã được phỏng theo trong bộ phim “Cổng đền

Rashomon” của đạo diễn Akira Kurosawa). Tuy nhiên, mỗi góc nhìn vẫn góp

phần tạo nên chiều sâu cho tác phẩm và giúp cho chân dung của các nhân vật

hiện lên một cách chân thực hơn trong thời kỳ hậu Cách mạng của đất nước Ai

Cập.

 

Zohra, nhân vật chính của tác phẩm là một phụ nữ khao khát được thoát khỏi

cuộc sống lệ thuộc và bị sắp đặt trước. Cô tìm kiếm cho mình một con đường

sống riêng bằng cách chăm chỉ học tập; những người đàn ông, tuy có sự cảm

thông với số phận của cô nhưng họ không thể thoát ra được những suy nghĩ

hạn chế của nền văn hóa thời bấy giờ. Dù vậy, giữa họ vẫn có những cái nhìn

của riêng mình. Hai người lớn tuổi nhất đều nhìn cô như thể đó là quá khứ

của mình, nơi họ đã trải qua thời trai trẻ và những khoảnh khắc vinh quang

nhất. Mặt khác, người đàn ông trẻ hơn tin rằng anh và cô sẽ có một tương

lai tươi sáng; họ mơ ước điều đó, dám mạo hiểm và lạc quan vì nó.

 

Quán trọ Miramar là nơi chứng kiến tất cả những sự kiện trên. Tác phẩm sẽ

cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về xã hội Ai Cập thời bấy giờ. Đàn ông có

sự tranh đấu lẫn nhau, nhưng dường như tất cả họ vẫn còn lờ mờ, không biết

chính xác về cái mà họ đang tranh đấu. Tuy nhiên, Zohra vẫn sống sót. Như

John Fowles (nhà văn người Anh – người dịch) đã nhận xét: “Zohra là hiện

thân của người Ai Cập”. Đó cũng là hy vọng của tác giả về một đất nước tràn

đầy màu sắc và tình yêu.

1,517 views
0 faves
0 comments
Uploaded on September 20, 2012
Taken on September 20, 2012